Để người họa sĩ thể hiện được bức tranh sơn mài cần phải có vóc. Có thể hiểu nôm na đó là tấm nền của bức tranh. Một trong những yếu tố quyết định đến độ bền của bức tranh chính là vóc. Để làm ra vóc phải trải qua đến 12 công đoạn.
Xẻ Gỗ - Công Đoạn Đầu Tiên Trong Làm Vóc Tranh Sơn Mài
Công đoạn đầu tiên là xẻ gỗ. Ngày nay những tấm gỗ dán đã được xử lý tốt về keo kết dính, về độ ẩm giúp nghệ nhân làm vóc giảm được tối đa công sức và thời gian để tuyển gỗ tấm. Sau khi xẻ theo kích thước cần thiết gỗ được đánh qua giấy ráp thô để tạo được bề mặt tương đối, hết các dòng xước ở các cạnh tấm gỗ.
Vật Gắn Của Vóc Tranh Sơn Mài
Công đoạn tiếp theo là vật gắn. Công đoạn này sử dụng sơn sống trộn với mùn cưa gỗ Hương tạo thành hỗn hợp sơn gắn kết để trét lên phần lồi lõm, phần lỗi của tấm gỗ. Sau khi trộn người thợ sẽ sử dụng một tấm phẳng làm từ sừng trâu gọi là mo để quét hỗn hợp hỗn hợp sơn gắn lên bề mặt gỗ.
Thảo Sơn Cho Vóc Tranh Sơn Mài
Công đoạn thảo sơn. Chất liệu dùng cũng là sơn sống trộn với mùn cưa gỗ Hương nhưng lần này hỗn hợp sơn thảo lỏng hơn hỗn hợp sơn gắn trước đó. Người thợ dùng mo phết đều lên bề mặt tấm gỗ với lớp thảo sơn mài độ ẩm bên ngoài sẽ không thể xâm nhập vào bên trong của gỗ giúp bảo vệ và tặng tuổi thọ của bức tranh sơn mài.
Bó Vải
Công đoạn bó vải. Ngay sau khi lớp sơn thảo còn ướt một tấm vải xô được phủ lên trên bề mặt tấm gỗ sau đó người thợ quét 1 lớp sơn mỏng lên trên sơn sống sẽ ngấm sâu vào những sợi vải và khi khô chúng sẽ tạo nên độ bền chắc nhưn một lớp lưới thép giúp cho tấm vóc không bị cong vênh hay nứt vỡ dù thời tiết có biến đổi cỡ nào. Sau đó mùn cưa khô được rắc lên quanh 4 cạnh và rắc đều lên bề mặt giúp thấm hết sơn sống còn lại và tạo nên lớp mặt phía bên trên lớp vải.
Công Đoạn Bó
Công đoạn bó. Sau khi để khô chừng 1-2 ngày các góc vải thường sẽ được cắt bỏ. Tấm gỗ được đánh giấy ráp khô sau đó được quét sạch bề mặt.Ở công đoạn này một chất liệu được sử dụng thêm đó là đất sét. Đất sét được trộn với mùn cưa và sơn sống để tạo nên hỗn hợp gọi là sơn bó.
Người thợ dùng mo miết đều trên bề mặt để tạo nên lớp sơn bóng mỏng trên bề mặt tấm gỗ. Tiếp đó là một lớp nữa theo bề ngang tấm gỗ. Sau đó tấm gỗ sẽ được để khô trong khoảng 3 ngày.
Công Đoạn Hom
Công đoạn hom. Tấm gỗ sẽ được đánh giấy ráp để tạo độ nhẵn tương đối. Để tạo ra độ mịn của nguyên liệu đất phù sa được sử dụng thay cho đất sét. Đất phù sa được khuấy nhuyễn với nước. Chất lỏng qua lớp vải mau và sít để tạo ra độ mịn nhất có thể.
Tiếp theo đất phù sa được trộn với sơn sống để tạo ra hỗn hợp gọi là sơn hom. Người thợ sẽ miết hỗn hợp sơn hom đều lên bề mặt tấm gỗ. Sau khi để khô 3 ngày một lượt hom nữa sẽ được lặp lại.
Công Đoạn Lót
Công đoạn lót. Sau khi hom đã khô người thợ sẽ dùng một lớp sơn sống phủ lên trên toàn bộ bề mặt rồi để khô. Sau chừng 3 ngày bức vóc được mang ra mài nước, tạo độ phẳng. Sau đó lại làm 1 lớp sơn nữa.
Công Đoạn Kẹt Vét
Công đoạn kẹt vét. Công đoạn này người thợ vẫn dùng sơn sống và đất phù sa nhưng loãng hơn so với sơn hom nhằm làm phẳng gần như tuyệt đối những vết lõm rất nhỏ hay chuyên môn gọi là chân cua.
Công Đoạn Thí
Công đoạn thí. Với công đoạn này sơn chín sẽ được sử dụng và khi đó thay vì dùng mo người thợ sẽ dùng thép chính là dụng cụ để phết sơn chín lên toàn bộ bề mặt. Sau khi thí 1 lần bức vóc sẽ được để khô. Một điều đặc biệt của sơn chín là khi khô sẽ hút ẩm vì vậy công đoạn này cần phải đủ ẩm để sơn nhanh khô. Người thợ phải tạo ra được 1 độ ẩm bằng chăn ẩm và xả nước để cho vóc khô. Sau khoảng 3 ngày một lớp sơn thí thứ hai lại được đưa vào bề mặt bức vóc.
Công Đoạn Mài
Công đoạn mài. Từ công đoạn lót giữa mỗi công đoạn cần có khâu mài nước. Chính vì vậy mới sinh ra cái tên sơn mài. Sau khi hoàn thành công đoạn mài cuối cùng bức vóc đã hoàn thiện và đưa tới tay người họa sĩ.
Bức họa sẽ được bắt đầu từ những nét phác bằng phấn trắng trên vóc. Sau khi hoàn thành những nét phác trên bức họa người thợ sẽ dùng hoàn toàn sơn chín để thể hiện.
Sơn chín sẽ làm thành những lớp nền tạo màu sắc khác nhau mà họa sĩ muốn. Rồi họ dùng dụng cụ tán vỡ vỏ trứng ở kích cỡ ưng ý đồng thời tạo sự kết dính cho vỏ trứng tốt hơn.
Tiếp đó họa sĩ sẽ dùng bút đi nét bằng sơn chín tạo nên hiệu ứng trên chất liệu có thể là nhũ bạc, vỏ trai hay bất kì chất liệu nào mình mong muốn.
Một màu rất quý trong sơn mài chính là son. Chất liệu màu làm từ cát đỏ có tên chu sa. Sơn chín sẽ làm dung môi cho các nguyên liệu màu khác nhau để tạo nên màu sắc cho bức họa. Trên lớp màu là một lớp bạc và có thể trên lớp bạc lại là 1 lớp nào đó. Đó chính là điều kì diệu của tranh sơn mài. Chỉ có người họa sĩ mới có thể hiểu được có bao nhiêu lớp chồng chất, đan xen, hòa quyện với nhau như thế nào trong lớp sơn đó.
Phủ Sơn Bóng – Bước Cuối Cùng Trong Nghệ Thuật Làm Tranh Sơn Mài
Sau khi hoàn thành công đoạn vẽ, phủ màu, và để lớp sơn kết dính vật liệu khô hoàn toàn người họa sĩ sẽ tiến hành công đoạn cuối cùng. Công đoạn này phải sử dụng lớp sơn cánh gián tốt nhất hòa cùng dầu hỏa và dùng thép để phủ lớp sơn lên toàn bộ bề mặt tranh sơn mài. Lớp sơn này sẽ là lớp bảo vệ giữ màu sắc và các chi tiết trong tranh. Kỳ diệu là vậy nhưng vẫn phải nhường chỗ cho sự khám phá bí ẩn của bức họa khi đến công đoạn mài. Sau một thời gian ủ một tuần cho bức tranh khô hẳn bức tranh được người họa sĩ dần hoàn thiện. Nét bút của người họa sĩ lúc này chính là nước và giấy ráp.
Quá trình khó nhất của người họa sĩ thực hiện tranh sơn mài là thực hiện công đoạn mài bởi đây là quá trình mài các lớp từ trên xuống dưới tận đáy vóc. Mỗi lần mài là một lần khám phá ra chất liệu gì như thế nào vì chính người họa sĩ vẽ được bao nhiêu lớp sơn. Trong quá trình đó là quá trình cực khó, nếu mài quá đi lớp sơn sẽ mất , mài chưa tới thì cũng chưa đạt yêu cầu. Sơn mài là làm rách 1 cách ngẫu nhiên khi mài ra từng lớp sơn, lớp vàng, lớp bạc lộ dần lên. Nếu mình không nắm bắt được đúng thời điểm thức thời đó thì những cái đẹp sẽ mất đi.
Để giữ bức tranh sau khi mài bền mãi với thời gian người họa sĩ sẽ pha sơn cánh gián loãng và dùng 1 đầu vải bịt chặt chấm vào sơn và phủ đều, dùng tay vỗ để lớp sơn ăn chắc vào bề mặt tranh. Thao tác này còn được gọi là toát tranh. Sau công đoạn này bức tranh sẽ có một lớp phủ cực mỏng, trong suốt.
Từ tấm vóc trở thành tranh trải qua nhiều công đoạn thực hiện với vật liệu quan trọng nhất đó là sơn ta. Từ khi làm vóc đến khi hoàn thành bức tranh sơn mài đẹp mất chừng 6 tháng điều đó cho tháy nếu không thực sự đam mê thì sẽ không chọn nghề làm họa sĩ tranh sơn mài. Và có lẽ cũng ko thể có 1 loại tranh nào nhiều công đoạn, kỹ thuật tỉ mỉ đến như vậy.
Việc các họa sĩ trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng các nghệ nhân thời đó chế tác sơn cánh gián có thể mài được như sơn then là một bức ngoặt kỹ thuật đưa sơn ta vốn chỉ là chất liệu thuần túy mỹ nghệ chiếm vị trí quan tọng trong nghệ thuật tạo hình. Cho tới nay thành tựu của hội họa Việt Nam có sự đóng góp to lớn của tranh sơn mài. Cũng chính vì vậy mà những người họa sĩ Việt Nam đã tạo nên một phong cách nghệ thuật mà thế giới phải ngưỡng mộ với chất liệu đặc biệt và duy nhất đó chính là tranh sơn mài.